Đăng nhập


Ăn chôm chôm đúng cách rất có lợi cho mẹ bầu
Lượt xem: 40

15-03-2016 22:29

Lợi ích của chôm chôm

Chôm chôm có thể ngăn ngừa được các bệnh như viêm ruột thừa, sỏi thận, bệnh trĩ hay bệnh ung thư ruột già. Vì trong thịt chôm chôm có lượng chất xơ phong phú.

2. 
Chôm chôm là loại quả mùa hè được nhiều người ưa thích.

​Chôm chôm cũng giàu vitamin C, đồng, mangan, kali, calcium, sắt, protein, chất béo, phot pho… những vitamin và khoáng chất này có tác động tích cực và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

 Vitamin C có trong chôm chôm tăng sức đề kháng của cơ thể. Nó cũng giúp loại bỏ các cholesterol xấu.

  • Đồng và sắt có trong chôm chôm thúc đẩy sự sản sinh các tế bào hồng cầu, bạch cầu, ngăn ngừa thiếu máu. Do đó nó cũng giúp đẩy lùi các cơn chóng mặt và mệt mỏi do thiếu máu gây nên.
  • Các enzym có lợi cho sức khỏe cũng được sản sinh ra nhiều hơn do chất mangan có trong loại quả này.

Ngoài ra, rễ, thân, lá, vỏ và hạt chôm chôm cũng được dùng để điều chế một số dược liệu trong ngành dược phẩm.

Tác động tích cực của chôm chôm đối với mẹ bầu

- Mẹ bầu có thể ăn vài quả chôm chôm để làm giảm đi cảm giác buồn nôn và chóng mặt trong thời kỳ ốm nghén các tháng đầu thai kỳ đấy.

- Sắt là dưỡng chất quan trọng cho mẹ bầu để ngăn chặn chứng thiếu máu và hay mệt mỏi ở mẹ bầu có trong chôm chôm, nên chúng cũng tác động tích cực lên vấn đề sức khỏe này nếu mẹ bầu ăn chúng.

- Chất xơ có trong chôm chôm sẽ giúp mẹ bầu bớt lo lắng về bệnh táo bón thường hay gặp trong thai kỳ do đường ruột bị chèn ép.

- Ngoài ra các nghiên cứu cho thấy chôm chôm còn có thể giúp mẹ bầu phòng ngừa các bệnh về tim mạch, bệnh về nướu và giảm đau.

3. 
Chôm chôm có nhiều tác động tích cực đến sức khỏe.


- Một số các căn bệnh thường gặp trong thai kỳ như sốt, nhức đầu, ho, cảm cúm, cảm lạnh… cũng ít xuất hiện hơn khi mẹ bầu ăn chôm chôm.

- Tình trạng phù nề cuối thai kỳ hay biểu hiện làn da xỉn màu trong thai kỳ của mẹ bầu cũng được cải thiện đáng kể khi mẹ bầu dùng loại quả này.

Tuy nhiên, dù mang lại nhiều lợi ích thì mẹ bầu cũng nên ăn một lượng chôm chôm vừa phải để tránh mất cân bằng về dinh dưỡng.
Chôm chôm cũng có tính nóng nếu mẹ bầu ăn nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến bé. Hơn nữa, mẹ bầu ăn nhiều chôm chôm cũng đối mặt với các vấn đề như: nguy cơ sâu răng, loãng xương và mỏng tóc, suy yếu cơ thể… Do đó mẹ bầu không nên ăn quá nhiều chôm chôm trong giai đoạn bầu bí. Một vài trái mỗi ngày là đủ.

Cách chọn chôm chôm ngon

Ở nước ta các giống chôm chôm rất đa dạng như chôm chôm đường, chôm chôm nhãn… Chôm chôm nhãn được nhiều người đánh giá cao và ưa thích hơn cả.

Kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch là thời điểm bạn có thể chọn mua chôm chôm tốt nhất vì đang chính vụ. Trước và sau thời gian này thì chất lượng chôm chôm không ngon bằng.

Bạn có thể dễ dàng nhận diện chôm chôm nhãn với gai ngắn, chín có màu vàng khi vừa tới và chuyển đỏ khi chín đậm. Vỏ chôm chôm nhãn có rãnh kéo dài từ đỉnh đến đáy. Khi ăn cơm dày, dễ tróc khỏi hạt, giòn, ăn ngọt và thơm.

Chôm chôm nhãn ngon nhất nên mua trái vừa chín tới vỏ còn màu vàng. Quá chín đậm thường cơm sẽ dai, ít tróc khỏi hạt.

1. 
Nên lựa chọn những quả chôm chôm có gai còn xanh, đây là những quả còn tươi mới.


Với những loại chôm chôm khác bạn nên chọn những quả chín đỏ nhưng gai nên còn xanh. Đây là dấu hiệu cho biết quả vẫn còn tươi. Bạn không nên chọn những quả gai đã chuyển màu nâu và vỏ mềm vì chúng có nguy cơ bị úng, thối rất cao.

Ngoài ra nên tránh mua những địa điểm bán chôm chôm mà thường xuyên vẩy nước lên. Tuy nước làm cho chôm chôm có màu sắc trông đẹp hơn nhưng khiến cân nặng tăng và dễ bị hư úng khi mua về, không để được lâu.

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Số sản phẩm : 0
Thành tiền : VND
Xem giỏ hàng


Từ khóa
Danh mục

Nguyễn Thị Ngọc Linh

SĐT: 0933 038 198

Tự tạo website với Webmienphi.vn